Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

Khoa Quản lý - Luật kinh tế 10 năm một chặng đường!

 06/09/2023  934

Khoa Quản Lý – Luật kinh tế là một trong 07 khoa chuyên môn của trường Đại học Kinh tế  và QTKD. Khoa được thành lập theo quyết định số 977/QĐ – ĐHTN ngày 12 tháng 8 năm 2013 trên cơ sở sáp nhập 03 bộ môn: Luật kinh tế, Quản lý kinh tế, và Khoa học quản lý. Đến tháng 02/2022, hai bộ môn Quản lý kinh tế và Khoa học quản lý hợp nhất theo sự sắp xếp tổ chức của Nhà trường, đổi tên thành Bộ môn Quản lý & Chính sách công. Hiện nay, Khoa Quản lý – Luật kinh tế bao gồm 02 bộ môn Luật kinh tế và Quản lý & Chính sách công.

Năm 2023, khoa Quản lý – Luật kinh tròn 10 năm tuổi. 10 năm là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của Khoa Quản lý – Luật kinh tế trong chặng đường hình thành và phát triển. Con đường đã qua là nền tảng vững chắc để Khoa Quản lý – Luật kinh tế tiếp tục gặt nhiều hái nhiều thành công hơn nữa trong tương lai, hướng tới mục tiêu góp phần cùng Nhà trường trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 năm của Khoa Quản lý – Luật kinh tế:

 * Bộ môn Luật kinh tế

Bộ môn Luật kinh tế với được thành lập từ tháng 8/2004, cùng với sự thành lập của trường ĐH Kinh tế & QTKD. Ban đầu Bộ môn Luật kinh tế trực thuộc Khoa Kinh tế, đến tháng 8/2013, bộ môn Luật kinh tế được sáp nhập cùng 2 bộ môn khác để thành lập Khoa Quản lý - Luật kinh tế. Tại thời điểm thành lập khoa, BM Luật kinh tế có 8 giảng viên, đến nay, bộ môn có 11 giảng viên, trong đó 03 giảng viên có trình độ tiến sỹ và 08 giảng viên có trình độ thạc sỹ. Các giảng viên trong bộ môn đều được đào tạo chính quy, bài bản tại các cơ sở giảng dạy luật học uy tín trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn, luôn tận tụy, nhiệt huyết với công việc được giao.

Hiện nay, bộ môn Luật kinh tế được giao quản lý chuyên môn đối với chương trình đào tạo Luật kinh tế bậc đại học các hệ chính quy, VB2, liên thông chính quy, VLVH. Tổng số sinh viên ngành Luật kinh tế các hệ đã và đang được đào tạo tại trường ĐH Kinh tế và QTKD là khoảng 2500 sinh viên. Các  giảng viên của bộ môn còn tham gia giảng dạy các học phần về luật cho các chương trình đào tạo khác ở cả bậc đại học và sau đại học trong toàn trường. Ngoài ra, các giảng viên bộ môn Luật kinh tế còn tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn định kỳ hàng năm hoặc theo chuyên đề đặc biệt về kiến thức pháp luật cho các địa phương tại các tỉnh Hà Giang; Yên Bái; Phú Thọ,…

Song song với hoạt động chuyên môn, các thầy cô bộ môn Luật kinh tế cũng luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các bạn sinh viên để tạo ra những sân chơi bổ ích, các chương trình thực tập, thực tế cho sinh viên ngành Luật kinh tế như: Phiên tòa tập sự; Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Rung chuông vàng; Tham dự các phiên tòa thực tế; Tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản cho sinh viên; Mời chuyên gia, luật sư đến giảng dạy chuyên đề cho SV; Tổ chức các chương trình tham quan, thực tế tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…

* Bộ môn Quản lý & Chính sách công

Bộ môn Quản lý & CSC được ra đời trên cơ sở hợp nhất hai bộ môn Khoa học quản lý và Quản lý kinh tế; và được đổi tên theo Quyết định số 754/QĐ-ĐHKT&QTKD-HCTC ngày 20 tháng 8 năm 2021. Bộ môn hiện có 16 giảng viên trong đó có 08 giảng viên cơ hữu và 08 giảng viên kiêm nhiệm. Xét về trình độ đào tạo, bộ môn có 12 tiến sĩ, 02 NCS đã bảo vệ xong luận án cấp trường, 02 thạc sĩ được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước; Giảng viên của bộ môn đều là những người có chuyên môn vững vàng, có nhiệt huyết, nhiệt tình, tận tụy với công việc. Xét về bề dày phát triển, Bộ môn đã có bề dày phát triển 19 năm và đây là một trong hai bộ môn nòng cốt của Khoa với nhiệm vụ chính là giảng dạy, NCKH và quản lý các hoạt động chuyên môn.

Bộ môn Quản lý & CSC được giao quản lý chuyên môn ngành Quản lý công bậc đại học chính quy. Tổng số sinh viên chương trình đào tạo Quản lý kinh tế đã và đang được đào tạo tại trường ĐH Kinh tế và QTKD là khoảng 1000 sinh viên. Các  giảng viên của bộ môn còn tham gia giảng dạy các học phần khác do bộ môn quản lý ở cả bậc đại học và sau đại học trong toàn trường. Đối với công tác nghiên cứu khoa học, giảng viên trong bộ môn có vai trò chủ trì và tham gia ở tất cả cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp ĐHTN và cấp cơ sở. Bên cạnh đó, giảng viên trong bộ môn cũng tham gia vào việc hướng dẫn sinh viên tham gia các đề tài NCKH.

Ngoài công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bộ môn còn tham gia nhiều hoạt động chuyên môn như: các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn định kỳ hàng năm hoặc theo chuyên đề đặc biệt về quản lý cho các địa phương. Đối với sinh viên chuyên ngành, bộ môn tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thực tế, có ý nghĩa như: Rung chuông vàng; Workshop;  tham quan các mô hình kinh doanh, quản lý…

BTT - Khoa QL-LKT


BÀI VIẾT LIÊN QUAN