Tôi chọn ngành Luật kinh tế để ra trường không sợ thất nghiệp. Còn bạn?
30/03/2021Lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội là một điều không hề dễ dàng. Trước hàng trăm lối rẽ ấy, bạn quyết định đi trên con đường mang tên 'Luật kinh tế' nhưng bản thân vẫn đang còn nghi ngờ, lo sợ về những gì sẽ phải đối mặt phía trước, phía cuối con đường kia sẽ ra sao? Đơn giản, bạn chưa định hình ngành Luật kinh tế sẽ như thế nào và ước gì ai đó nói cho bạn.
Vậy trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký thì hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây có thể như là một chia sẻ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Luật kinh tế của chúng tôi nhé.
Ngành Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là ngành nghiên cứu và vận dụng những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế. Như vậy học ngành này, sinh viên không chỉ được đào tạo kiến thức chung về pháp luật mà còn được tìm hiểu thực tiễn pháp luật trong kinh doanh cũng như khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tại sao lại chọn Luật kinh tế mà không phải là Luật học? Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?
Như đã giới thiệu ở trên, ngành Luật kinh tế không chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức chung về pháp luật như: Lí luận chung nhà nước và pháp luật, Hiến pháp, Dân sự, Thương mại, Hình sự, Luật quốc tế… những môn học tiên quyết của ngành Luật học, mà chúng tôi còn đi sâu hơn tìm hiểu những kiến thức và thực tiễn pháp luật trong kinh doanh, thương mại như vậy chắc chắn rằng khi hoàn thành xong chương trình cử nhân Luật kinh tế các bạn sẽ không chỉ có cơ hội nghề nghiệp trong các cơ quan nhà nước mà những công ty, doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ rộng mở chào đón các sinh viên ngành Luật kinh tế.
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp hoặc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Luật kinh tế là một ngành “hot” hiện nay
Nếu như những năm 2010 - 2012 là giai đoạn bùng nổ của khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng thì giai đoạn hiện nay, sức hút của những ngành trên đã hạ nhiệt đi rất nhiều. Thay vào đó là sức hút đến từ các ngành Luật kinh tế, Marketing, Truyền thông. Không phải ngẫu nhiên các ngành trở nên “hot” đến vậy.
Hiện nay, kinh tế nước ta đang ngày càng khởi sắc với sự phát triển không ngừng của các công ty, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hàng lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được đảm bảo. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Ngành Luật kinh tế theo đó trở thành một ngành nghề không thể thiếu của xã hội hiện đại.
Bên cạnh đó, theo Thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại. Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp. Đồng thời, trong tiến trình thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ công tác tư pháp, xuất hiện nhiều lĩnh vực bổ trợ tư pháp như công chứng, đấu giá, thừa phát lại, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý,... cũng cần phải có trình độ cử nhân luật. Có thể nói, khi điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu nhân sự trong ngành Luật sẽ còn tiếp tục tăng cao. Luật kinh tế đang được xếp vào nhóm các ngành “hot” của cả nước.
Tại sao lại lựa chọn học Luật kinh tế tại Tueba?
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo Luật Kinh tế. Nhưng hãy yên tâm, với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp các ngành đạt tới 96,9%, ngành Luật kinh tế của Trường ĐH kinh tế & Quản trị kinh doanh sẽ không làm cho bạn thất vọng
Ngành Luật kinh tế chịu sự quản lý trực tiếp của Khoa Quản Lý – Luật kinh tế - một trong 07 khoa chuyên môn của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Hiện nay Khoa có hai bộ môn: bộ môn Luật kinh tế, bộ môn Quản lý và chính sách công. Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng và tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng đồng hành cùng các em sinh viên trong học tập và các hoạt động Đoàn, Hội.
Ảnh tập thể giảng viên khoa Quản lý – Luật kinh tế
Tại đây, sinh viên không chỉ được đào tạo bài bản kiến thức lý thuyết trên sách vở mà còn được chú trọng trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,... Đặc biệt, sinh viên học chuyên ngành Luật kinh tế thường xuyên thực hành, xử lý tình huống pháp luật thông qua phương pháp đóng vai và phiên tòa giả định, tham gia các cuộc thi hùng biện, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và các cuộc thi về quản lý doanh nghiệp… bằng việc tham gia vào Câu lạc bộ Luật gia và Nhà quản lý, phát triển khả năng ngôn ngữ với Câu lạc bộ Tiếng anh của Khoa, đây chính là cơ hội để phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn, là sự chuẩn bị chu đáo để các Cử nhân Luật Kinh tế trong tương lai có thể vận dụng chính xác, nhuần nhuyễn, linh hoạt những kiến thức đã học trên ghế Nhà trường đáp ứng yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe của các doanh nghiệp, tổ chức
Ảnh sinh viên tham gia phiên tòa giả định
Ảnh các thí sinh tham gia cuộc thi Hùng biện 2018
Điều kiện tuyển sinh các ngành tại Khoa Quản lý – Luật kinh tế năm 2021
Đối với ngành Luật kinh tế với 130 chỉ tiêu, TUEBA xét tuyển theo 3 phương thức:
Phương thức tuyển sinh |
Tổ hợp môn xét tuyển |
||
Xét tuyển theo kết quả KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2021 Tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng điểm vào đại học theo quy định của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. |
Xét tuyển theo kết quả ghi trong HỌC BẠ THPT Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (chưa tính điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) |
Xét TUYỂN THẲNG Thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT hoặc tuyển thẳng thí sinh học tại các trường THPT có kết quả học tập 3 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 đạt học lực giỏi.
|
A00 (Toán - Lý - Hóa) |
D01 (Toán – Văn – Anh) |
|||
C00 (Văn - Sử - Địa) |
|||
D14 (Văn - Sử - Anh) |
+ Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ THPT: Thời gian nhận hồ sơ từ 20/5/2021.
+ Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT: Thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Đăng ký trực tuyến trên website chính thức của Bộ GD&ĐT hoặc website tuyển sinh chính thức của trường tại địa chỉ http://tuyensinh.tueba.edu.vn
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường: Văn phòng tuyển sinh, Phòng 110, Tầng 1, Khu hiệu bộ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
+ Chuyển phát nhanh hồ sơ theo đường bưu điện.
Hãy đến Khoa Quản lý – Luật kinh tế, cho chúng tôi cơ hội đồng hành cùng các bạn!
Th.S Âu Thị Diệu Linh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
+ Thông tin tuyển sinh ngành Quản trị nhân lực - Trường đại học Kinh tế & QTKD
+ Ngành Quản lý kinh tế là một trong những ngành học hấp dẫn tại trường ĐH Kinh tế và QTKD
+ Ngành Luật Kinh tế khác gì so với ngành Luật
+ Trải nghiệm của sinh viên khoa Quản lý - Luật kinh tế tại Công ty TNHH Arcadyan Technology - Việt Nam