Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên

Thông tin môn học BM Quản lý và Chính sách công

 05/12/2018  1054

1. CƠ CẤU & QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC (Mã học phần: SOP321)

1.1. Mục đích môn học

  • Mục tiêu về kiến thức:

– Người học hiểu và nắm được về tổ chức, các loại hình cơ cấu tổ chức và quá trình tổ chức để có thể vận dụng vào thực tiễn của tổ chức.

– Người học hiểu và nắm được cơ cấu tổ chức, các mô hình cơ cấu tổ chức.

– Người học sẽ có thể vận dụng kiến thức để thiết kế được cơ cấu tổ chức dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu, quá trình thiết kế.

– Người học nắm được những yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất, phong cách, tổ chức lao động cần thiết của một người cán bộ quản lý.

– Người học có khả năng phân tích và sử dụng hợp lý cơ cấu tổ chức, kỹ năng phù hợp, lựa chọn phương án thay đổi tối ưu, thực hiện thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi trường.

– Người học có khả năng vận dụng những kiễn thức đã học vào thực tiễn cụ thể.

  • Mục tiêu về kỹ năng:

– Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hiện kế hoạch và mục tiêu của tổ chức.

– Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

– Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

– Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá

– Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

– Phát triển kỹ năng sử dụng & khai thác, xử lý tài liệu của ngành học có hiệu quả

  • Mục tiêu về thái độ:

–  Thái độ học tập trên lớp:

+ Chăm chú nghe giảng, ghi chép những nội dung quan trọng của bài giảng.

+ Trả lời các câu hỏi của giảng viên

+ Chủ động nêu vấn đề

+ Thuyết trình nhóm

+ Thảo luận, tranh luận

– Thái độ học tập ở nhà:

+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài

+ Học và làm bài tập về nhà theo vở ghi và giáo trình kết hợp với tài liệu tham khảo.

+ Sử dụng thư viện, internet, và phương tiện truyền thông khác để bổ sung thêm kiến thức đã học trên lớp

+ Tự tổ chức việc học tập ngoài giờ lên lớp (nhóm)

+ Hệ thống hóa, tóm tắt các nội dung đã được học

1.2. Phương pháp đánh giá

1.2.1. Đánh giá thường xuyên:

– Tham  gia đầy đủ các buổi học, buổi làm việc nhóm, thảo luận,

– Làm đầy đủ bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn,

1.2.2. Đánh giá giữa kỳ: (được tổ chức vào tuần thứ 8)

      Hình thức Tỷ lệ (%)

Điểm kiểm tra thường xuyên:

 

Bài tập cá nhân,

Bài tập nhóm,

Bài tập lớn học kỳ,

Thảo luận,

Đi học đầy đủ

20
Kiểm tra giữa kỳ 20
Thi cuối kỳ 60

 2. Chính sách kinh tế – xã hội (Mã môn học)

2.1. Mục đích môn học

  • Mục tiêu về kiến thức:

– Người học nắm được những kiến thức cơ bản về hệ thống các công cụ và các chính sách quản lý kinh tế – xã hội.

– Người học nắm được các bước của quá trình hoạch định chính sách KTXH.

– Người học có khả năng phân tích, đánh giá chính sách và tổ chức thực thi chính sách một cách hiệu quả nhất.

– Người học phân tích được một số chính sách kinh tế – xã hội lớn của Việt Nam.

  • Mục tiêu về kỹ năng:

– Thông qua những kiến thức cơ bản, người học nắm được tổng quan các công cụ quản lý của Nhà nước và các chính sách kinh tế xã hội.

– Người học nắm được những điều kiện tiên quyết để có thể thực thi một chính sách thành công.

– Người học nắm được các kiến thức cần thiết mà nhà phân tích chính sách cần phải có.

 – Người học nắm được những nguyên nhân của các vấn đề trong một số chính sách của Việt Nam, từ đó định hướng những giải pháp cơ bản để giải quyết..

  • Mục tiêu về thái độ:

 Thái độ học tập trên lớp:

+ Chăm chú nghe giảng, ghi chép những ND quan trọng của bài giảng.

+ Trả lời các câu hỏi của giảng viện

+ Chủ động nêu vấn đề

+ Thuyết trình nhóm     

+ Thảo luận, tranh luận

Thái độ học tập ở nhà:

+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài

+ Học và làm bài tập về nhà theo vở ghi và giáo trình kết hợp với TLTK

+ Sử dụng thư viện, internet, và phương tiện truyền thông khác để bổ sung thêm kiến thức đã học trên lớp

2.2. Phương pháp đánh giá

  • Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: (10%)

+ Kiểm tra giữa học phần: (20%)

+ Chuyên cần: (10%)

++ Điểm thi kết thúc học phần: (60%)

+ Hình thức thi: vấn đáp

  • Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh gia bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.     

3. Giao tiếp & đàm phán kinh doanh (Mã môn học)

3.1. Mục đích môn học

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ đạt được:

–  Về kiến thức:

Nắm được khái niệm về giao tiếp, giao tiếp kinh doanh, đàm phán trong kinh doanh và tầm quan trọng của pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Nắm được lợi thế của các phương tiện giao tiếp, ứng dụng phương tiện giao tiếp cụ thể trong tình huống giao tiếp thông dụng.

Nắm được một số kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng đặt câu hỏi, Kỹ năng thuyết trình,…

Nắm được trình tự một cuộc đàm phán kinh doanh thông dụng, xây dựng được tiến trình cho cuộc đàm phán.

Nắm được một số phương thức, phong cách, nghệ thuật cơ bản giúp cho cuộc đàm phán có thể thành công.

– Về kỹ năng:

Thông qua kiến thức căn bản về hoạt động giao tiếp, hoạt động đàm phán giúp sinh viên phát triển kỹ năng ứng xử lễ độ, văn minh trong cuộc sống thường nhật cũng như hình thành văn hóa công sở chuẩn mực.  Hơn nữa, giúp cho người học tự tin phát huy điểm mạnh, sở trường của bản thân để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc hay như khi tiến hành đàm phán với đối tác sẽ thu được thành công.

  • Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;
  • Phát triển kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghe đọc viết;
  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo;
  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;
  • Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra.

– Về thái độ:

Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học. Bộc lộ cá tính cá nhân, phát huy điểm mạnh, tự tin trong giao tiếp.

3.2. Phương pháp đánh giá

– Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau

+ Thảo luận, bài tập: 10%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 60%

+ Hình thức thi: Vấn đáp

– Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA

4.1. Mục đích môn học

  • Về kiến thức

– Người học sẽ hiểu được các khái niệm như lãnh đạo, nhà lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, kiểm tra;

– Người học nắm được những vấn đề cơ bản về bản chất của lãnh đạo, sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị, những phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo, hiệu quả của phong cách lãnh đạo;

– Người học hiểu được các vấn đề của nghệ thuật lãnh đạo như nghệ thuật ủy quyền, nghệ thuật ra quyết định, nghệ thuật động viên nhân viên…

– Người học hiểu được sự cần thiết phải làm việc nhóm và lãnh đạo ra quyết định nhóm trong hoạt động của nhà lãnh đạo

– Người học nắm được các nội dung của hoạt động kiểm tra như: quá trình kiểm tra, các hình thức kiểm tra và các kỹ thuật kiểm tra…

  • Về kỹ năng

– Thông qua các vấn đề lý luận về lãnh đạo và kiểm tra, người học sẽ liên hệ với nghệ thuật lãnh đạo và động viên nhân viên của người lãnh đạo trong thực tiễn;

– Phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống

  • Về thái độ

– Sinh viên thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học

– Có ý thức vận dụng nội dung môn học vào thực tế

4.2. Phương pháp đánh giá

  1. Điểm đánh giá bộ phận

– Điểm Thường xuyên (tỷ lệ 20%)

–  Kiểm tra định kỳ: mỗi tín chỉ 1 bài kiểm tra

– Tham  gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm, thảo luận,

– Làm đầy đủ bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn,

– Điểm kiểm tra giữa kỳ: (được tổ chức vào tuần thứ 8) (tỷ lệ 20%)

– Điểm thi kết thúc học phần:Hình thức thi vấn đáp (Tỷ lệ 60%)

  1. Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân
  2. Quản lý kinh tế 1 (Mã môn học: EMA 331)

5.1. Mục đích môn học

  • Mục tiêu về kiến thức:
  • Người học sẽ hiểu được các lý luận chung về kinh tế và quản lý kinh tế; vai trò và đặc điểm của kinh tế và quản lý kinh tế; các vấn đề lý luận về quản lý kinh tế;
  • Người học sẽ nắm được sự phát triển của các học thuyết quản lý kinh tế từng thời kỳ. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng các lý thuyết quản lý trong quản lý kinh tế hiện đại;
  • Người học sẽ hiểu được các quy luật kinh tế có tác động tới quá trình hoạt động kinh tế và việc vận dụng các quy luật này vào trong quá trình quản lý kinh tế;
  • Người học sẽ nắm được các chức năng của quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô;
  • Nắm được kiến thức cốt lõi của môn học để phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề phức tạp liên quan đến môn học;
  • Nắm được mối liên hệ của môn học với các ngành nghề khác để hiểu và tiếp tục học tập;
  • Nhận biết sự thay đổi của xã hội, đặc biệt là xu hướng phát triển liên quan đến môn học, ngành học;
  • Nhận biết sự thay đổi của KH&CN liên quan đến môn học.
  • Mục tiêu về kỹ năng:
  • Thông qua môn học này, người học sẽ có điều kiện thực hành kỹ năng làm việc nhóm;
  • Hình thành kỹ năng vận dụng các quy luật, các nguyên tắc trong quản lý kinh tế;
  • Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề quản lý trong thực tiễn;
  • Có kỹ năng thực tiễn và nghề nghiệp liên quan đến môn học và có thể phát triển được tri thức môn học trên cơ sở vận dụng kiến thức môn học, ngành học và thực tiễn;
  • Có kỹ năng làm việc với người khác thông qua việc chia sẻ ý tưởng về môn học, ngành học;
  • Có kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành học, môn học;
  • Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt nhưng liên quan đến môn học, ngành học; có các kỹ năng tự phát triển giữa các xu hướng thay đổi của bối cảnh nghề nghiệp.
  • Mục tiêu về thái độ:
  • Nghiêm túc hoàn thành đầy đủ các yêu cầu nội dung môn học;
  • Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học;
  • Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;
  • Có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng;

5.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang 10 với trọng số như sau:

5.2.1. Đánh giá thường xuyên:

–  Kiểm tra định kỳ: mỗi tín chỉ 1 bài kiểm tra;

– Tham  gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm, thảo luận;

– Làm đầy đủ bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn.

5.2.2. Đánh giá giữa kỳ: (được tổ chức vào tuần thứ 8)

Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh gia bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. Quản lý kinh tế 2

6.1. Mục đích môn học

–  Về kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về thông tin, vai trò, đặc điểm của thông tin; Những yêu cầu cần có của thông tin, thông tin kinh tế. Khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu của hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý; Những nội dung căn bản của quyết định quản lý kinh tế; Quá trình ra quyết định của nhà quản lý kinh tế.

Nắm được các kiến thức về: Lý thuyết về Các loại hình tổ chức kinh tế (hình thức, nguyên tắc, các yếu tố chi phối đến việc lựa chọn các hình thức tổ chức kinh tế); Các phương pháp quản lý kinh tế (phương pháp quản lý nội bộ hệ thống, phương pháp tác động lên hệ thống khác, nghệ thuật quản lý kinh tế).

Nắm được những kiến thức liên quan đến quản lý kinh tế vĩ mô cơ bản như: quản lý tài chính tiền tệ, quản lý nguồn nhân lực, quản lý khoa học công nghệ và quản lý kinh tế đối ngoại.

Nắm được những kiến thức về cán bộ quản lý kinh tế: Khái niệm, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của cán bộ quản lý kinh tế; Nội dung lao động, yêu cầu, phong cách, uy tín của nhà quản lý kinh tế; Tổ chức khoa học lao động của các nhà quản lý kinh tế.

– Về kỹ năng: Thông qua các vấn đề lý luận về quản lý kinh tế 2 người học sẽ liên hệ với công tác quản lý kinh tế trong thực tiễn, phát triển kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý kinh tế.

– Về thái độ: Thể hiện sự đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến học phần. Ứng xử có tính chuyên nghiệp; có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập

6.2. Phương pháp đánh giá

+ Thảo luận, bài tập: 10%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 60%

+ Hình thức thi: Vấn đáp

– Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. Quản lý nguồn nhân lực

7.1.Mục tiêu môn học

  1. Mục tiêu về kiến thức
  • Nắm được kiến thức cơ bản và chuyên sâu về môn học để phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề liên quan tới môn học như thị trường lao động, phân bố nguồn nhân lực, tiền lương,…
  • Vận dụng lý thuyết vào giải quyết các tình huống về quản lý nguồn nhân lực trong thực tiễn.
  • Nắm được xu hướng phát triển của hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong tương lai.
  1. Mục tiêu về kỹ năng
  • Xây dựng được kế hoạch để thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả ở cả cấp độ Nhà nước cũng như cấp độ doanh nghiệp.
  • Có kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực.
  • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm.
  1. Mục tiêu về thái độ
  • Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực, từ đó coi trọng hoạt động này ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
  • Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học.
  • Có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng.

7.2.Phương pháp đánh giá

  • Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 10%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 60%

+ Hình thức thi: vấn đáp

  • Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh gia bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.
  1. Quản lý tài chính công

8.1. Mục tiêu môn học

–  Về kiến thức:  Nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính công, quản lý tài chính công: khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, hệ thống tài chính của Tài chính công. Đặc điểm quản lý tài chính công, Bộ máy quản lý tài chính công

Nắm được các kiến thức về: lý thuyết Ngân sách nhà nước: Khái niệm, hệ thống mục lục NSNN và các vấn đề về chu trình NSNN: nguyên tắc quản lý, phân cấp quản lý, quản lý chu trình NSNN

Nắm được những kiến thức liên quan đến quản lý tài chính công: quản lý thu và quản lý chi ngân sách nhà nước: quản Thu thuế, thu phí và lệ phí, quản lý chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.

Nắm được những kiến thức về quỹ TCC ngoài NSNN: đặc điểm, phân loại, nội dung, nguồn hình thành, nguyên tắc tô chức quản lý các quỹ dự trữ quốc gia quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

– Về kỹ năng: Thông qua các vấn đề lý luận về tài chính công, quản lý tài chính công người học sẽ liên hệ với công tác quản lý NSNN trong thực tiễn, phát triển kỹ năng xử lý tình huống trong quản lý tài chính công.

– Về thái độ: Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học.

Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học. Có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng. Có sự tự tin và tính chuyên nghiệp…

8.2. Phương pháp đánh giá

– Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau

+ Thảo luận, bài tập: 10%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 60%

+ Hình thức thi: Vấn đáp


BÀI VIẾT LIÊN QUAN